Joan Laporta là Chủ tịch của Barcelona từ năm 2003 đến năm 2010. Ông cho rằng, Josep Maria Bartomeu và ban giám đốc hiện tại của Barca "phải từ chức ngay lập tức" sau sự việc Messi gửi fax bày tỏ mong muốn ra đi.
 
Theo Laporta, Bartomeu và những người quản lý của CLB đã làm suy yếu tinh thần của Messi để tự cứu mình khỏi thảm họa kinh tế và thể thao mà họ đã tạo ra. Đồng thời cựu chủ tịch Barca viết trên tài khoản Twitter của mình rằng: "Nếu họ từ chức, vẫn có hy vọng rằng Messi sẽ ở lại Barcelona”.
 
 
Messi sẽ bước vào cuộc chiến pháp lý nếu rời Barca.
 
Vài giờ trước thông báo của Messi, Laporta cũng đã đăng đàn ám chỉ hành động hèn nhát và thiếu tôn trọng đối với Luis Suarez của lãnh đạo Barca khi họ thông báo chia tay tiền đạo người Uruguay qua một cuộc gọi điện.
 
Ngày sau khi Messi gửi fax muốn rời Barca theo dạng chuyển nhượng tự do, Chủ tịch Bartomeu đã gặp một số người quản lý để họp bàn. Trong khi cuộc họp đang diễn ra, một số người hâm mộ đã tập trung trước văn phòng CLB để kêu gọi Bartomeu từ chức. Cảnh sát đã giải tán họ vài giờ sau đó vì lý dịch bệnh.
 
Các phản ứng cũng diễn ra đồng loạt trên mạng xã hội. Luis Suarez đã đăng một dòng trạng tái hoan nghênh quyết định của Messi. Ngoài ra cựu đội trưởng Barca là Carles Puyol cũng ủng hộ hết mình cho tiền đạo người Argentina.
 
Hợp đồng hiện tại của Messi với đội chủ sân Nou Camp có thời hạn đến năm 2021. Nhưng có một điều khoản trong đó quy định rằng cầu thủ 33 tuổi này có thể tùy ý chấm dứt hợp đồng sau mỗi mùa giải.
 
Về nguyên tắc, điều khoản này đã kết thúc trước ngày 10/6, nhưng do dịch COVID-19 nên mùa giải năm nay đã kéo dài tới tháng 8. Điều này là cơ sở để Messi tin rằng điều khoản trong hợp đồng cho phép anh tự do rời Barca vẫn chưa hết hạn.
 
Tuy nhiên, ban lãnh đạo Barca cũng khẳng định họ sẽ chiến thắng trong cuộc chiến pháp lý với Messi, dựa trên những gì đã viết, ký và đóng dấu trong hợp đồng. Barca cho biết, điều khoản cho Messi ra đi theo dạng tự do đã quá hạn, nên họ có quyền rao bán thay vì mất trắng anh.

 
X